FuturArc 2010

Hiện trạng:

  • Cao nguyên đá Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang, Việt Nam (gồm 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) là nơi cực Bắc của Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng với địa hình hiểm trở, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
  • Cao nguyên đá Đồng Văn tiềm ẩn nhiều giá trị địa chất, tự nhiên vô cùng đặc sắc cần được gìn giữ và bảo tồn cho các thế hệ tương lai (đang đề nghị UNESCO công nhận là công viên địa chất của thế giới và đề nghị công nhận là di sản thiên nhiên thế giới sau năm 2010).
  • Những năm gần đây – xu hướng toàn cầu hóa, đô thị hóa với tình trạng khai thác đá trái phép để kinh doanh, làm vật liệu xây dựng đã gây nên sự xáo trộn lớn trong cuộc sống của người dân bản địa. Có thể kể đến là:

+ Những quan điểm sống khác nhau từ những người từ nơi khác đến (đội ngũ khai thác đá, buôn bán,…).

+ Ô nhiễm môi trường tự nhiên -> ô nhiễm văn hóa.

+ Quá trình chuyên trở đá -> Lượng lốp xe tải hỏng khổng lồ.

+ Vỏ chai bia vứt ngổn ngang (nhập lậu từ Trung Quốc -> không có cơ chế thu hồi để tái sử dụng)

+ Hình thái kiến trúc lai căng, không phù hợp với cảnh quan.

+ …

Giải pháp:

Không gian, lối sống của những bản làng được chỉnh trang; những ngôi nhà được cải tạo, xây mới từ những đống phế thải bột đá, vỏ chai,… kết hợp với vật liệu, cách thức xây dựng truyền thống trên quan điểm lấy người dân bản địa làm trung tâm.

Ngôi nhà:

+ Phát triển kiến trúc theo chiều dọc (căn nhà 2 tầng). Khi nhiều triệu người dân xây 2 tầng thay vì 1 tầng, nông thôn sẽ có thêm một lượng lớn đất dành cho cây xanh, nông nghiệp -> giảm bớt vấn đề thiếu hụt lương thực.

Cách ly chuồng trại với khu ở để cải thiện môi trường sống. Gắn kết chuồng trại với trồng trọt tạo nên “dải” năng lượng (lương thực, biogas, cây xanh,..).

+ Xây, phát triển nhà ở theo từng giai đoạn, bổ sung nhà vệ sinh, tăng độ bền vững của kết cấu. Tập trung cải tạo vi khí hậu trong nhà trên cơ sở kế thừa không gian truyền thống.

+ Kết hợp giữa công nghệ thấp (bản địa) với công nghệ cao (toàn cầu) một cách hợp lý với mục tiêu hình thành nên những lực bổ trợ, có khả năng thay đổi, phát triển tùy theo điều kiện cụ thể.

Vật liệu:

+ Tái sử dụng phế thải (bột đá, vỏ chai, lốp xe,… hiện nay vứt bỏ bừa bãi → lớp phế thải dày hàng mét làm cây khó mọc, ảnh hưởng đến cấu tạo địa chất của khu vực). Vật liệu bao che này có thế mạnh về cách âm, cách nhiệt, chịu lực, có hình ảnh đặc trưng,…

+ Kết hợp vật liệu sẵn có ở địa phương (tre, đất, lợp mái bằng lá, dây thừng, hoa, cây cảnh,…) với cách thức xây dựng đơn giản, phù hợp điều kiện kinh tế.

+ Tái chế rác thải sinh hoạt (nilông, mảnh chai, giấy,…) thành vật liệu tổng hợp lấy sáng; thành hợp chất hưu cơ dùng để bón cho cây trồng và rau quả.

Năng lượng:.

+ Giải pháp quy hoạch đề xuất “dải” năng lượng ( trung bình 4 gia đình sẽ có hầm biogas (15m³ – 20m³) thu gom và xử lý chất thải của gia súc, gia cầm tạo ra năng lượng (gas, điện,…)) phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

+ Việc thay thế nguyên liệu từ củi sang gas (đồng nghĩa là thay đổi không gian đun nấu) sẽ làm giảm nạn phá rừng, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm không gian, giải phóng một lượng lớn lao động đưa vào sản xuất nông nghiệp (trước đây dùng để kiếm củi và trông, chăn gia súc).

+ Thông gió và chiếu sáng tự nhiên được tận dụng tối đa, bề mặt tường với những bẫy hút gió, mái của công trình được phủ xanh – tăng O2 giảm CO2 .

Nước:

+ Nước mưa từ trên mái được thu xuống bể lọc ngầm → bể nước mưa ngầm → bơm lên bể mái  sử dụng (xí bệt) → bể lắng → bể lọc bằng mảnh đá vỡ → tưới rau, cây.

+ Nước mưa ở hiên, hành lang, sân được lọc trước khi ngấm xuống đất nhằm tăng nước cho mạch nước ngầm khu vực giếng khoan. Nước giếng khoan bơm lên bể trên mái → sử dụng (chậu rửa mặt) → bể lọc ngầm → bể nước mưa ngầm.

+ Nước thải chăn nuôi được xử lý bởi hầm biogas để tạo ra năng lượng.

Người sử dụng:

+ Bảo vệ, khôi phục và phát huy di sản thiên nhiên đã ban tặng, những nét đặc sắc về văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao.

+ Người sử dụng được tiếp cận / giáo dục từ chính những ứng dụng về cách ứng xử của công trình với thiên nhiên, với cộng đồng địa phương. Những giải pháp của công trình sẽ là những giáo trình giảng dạy hữu ích như: Địa chất thuỷ văn (nguồn nước), Vật lý (tán xạ ánh sáng), Khí động học (thông gió), Sinh học (quá trình quang hợp, trồng cây), nông nghiệp, … Điều này sẽ ảnh hưởng tới định hướng hành động trong tương lai của người sử dụng trong xu thế toàn cầu hóa, đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển cân bằng sinh thái (tài nguyên đất, rừng) cũng như sự ổn định về kinh tế –> Tạo điều kiện cho một quá trình tự định vị và gắn kết của kiến trúc và văn hoá bản địa .