Futurarc 2009
Green Eco Ceramics (GEC)
- Thổ Hà – một làng gốm cổ nổi tiếng của vùng đồng bằng Bắc Bộ với tuổi đời gần 600 năm – đã tắt lửa từ những năm 90 của thế kỷ XX, nghề gốm bị thay thế bởi những nghề khác (làm bánh đa, nuôi lợn, …).
- Thổ Hà – một trong năm mươi làng quan họ (đang đề nghị UNESCO công nhận là ….).
- Thổ Hà – cấu trúc không gian mở đặc trưng đang bị xuống cấp (không gian trung tâm, không gian mở ven sông, ven hồ, không gian ngõ,…) làm mất những không gian sinh hoạt cộng đồng, môi trường bị ô nhiễm nặng nề do rác thải rắn thải thẳng ra sông, hồ → tác động bất lợi đến phát triển văn hóa.
→ Một trung tâm cộng đồng có khả năng tích hợp các chức năng đang thiếu của làng là thật sự cần thiết. Trung tâm cộng đồng sẽ là trường học, là trung tâm văn hoá của gốm & làn điệu dân ca quan họ đằm thắm, là lá phổi xanh của làng,…
→ Hiện trạng khu đất xây dựng:
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa (hướng gió chủ đạo: Đông Nam; hướng thuận lợi cho công trình xây dựng: Bắc – Nam).
- Khu đất hiện là có bãi gốm phế thải lớn được tích tụ từ lâu:
+ Phía Tây (2635 m2): trường tiểu học + bãi gốm phế thải + một số nhà dân lấn chiếm
+ Phía Đông (2645m2):
* phía Đông Nam: trường mầm non đang xuống cấp nghiêm trọng.
* phía Đông Bắc: hợp tác xã gốm – nơi sản xuất gốm duy nhất còn lại – tràn ngập phế liệu và đứng trước nguy cơ bị xoá bỏ.
+ Phía Bắc: chùa Đoan Minh (di tích lịch sử).
+ Phía Nam: Đình Thổ Hà (di tích lịch sử).
+ Cổng làng (di tích lịch sử) & Sân trung tâm (2445 m2): đang bị lãng quên: rác thải; chó, gà chăn thả tự do; phơi bánh đa, ngập úng, …
→ Giải pháp:
Một trung tâm cộng đồng tạo nên từ bãi gốm phế thải + cây tre truyền thống trên quan điểm thân thiện với môi trường.
Theo đó: Diện tích sàn (cote -2.500): 567 m2
Diện tích sàn (cote +0.000): 2107 m2
Diện tích sàn (cote +3.500): 850 m2
Tổng diện tích sàn: 3524 m2
Vật liệu:
- Tái sử dụng gốm phế thải (tiểu, ống nước, mảnh gốm vỡ,… hiện nay vứt bỏ bừa bãi ven sông, ven hồ → lớp gốm phế thải dày hàng mét làm cây khó mọc, lấn chiếm dòng chảy của sông Cầu). Vật liệu bao che bằng gốm có thế mạnh về cách âm, cách nhiệt, chịu lực, có hình ảnh đặc trưng,…
- Tái sử dụng hợp chất hữu cơ
- Kết hợp vật liệu sẵn có ở địa phương (tre, đất trộn rơm, lợp mái bằng lá, dây thừng, hoa, cây cảnh,…) với cách thức xây dựng đơn giản, phù hợp điều kiện kinh tế.
- Tái chế rác thải sinh hoạt (nilông, mảnh chai, giấy,…) thành vật liệu tổng hợp lấy sáng; thành hợp chất hưu cơ dùng để bón cho cây trồng và rau quả.
Năng lượng:
- Giải pháp quy hoạch đề xuất mỗi gia đình sẽ có hầm biogas (3m³ – 4m³) thu gom và xử lý chất thải của gia súc, gia cầm tạo ra năng lượng (gas, điện,…) phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Một phần năng lượng được góp cho trung tâm cộng đồng ở một trạm tích trữ, tăng cường độ của gas để dùng nung gốm. Việc thay thế nguyên liệu từ than, củi sang gas (đồng nghĩa là thay đổi công nghệ nung gốm) sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm không gian, giảm đáng kể tỉ lệ (%) phế phẩm (hiện nay là 30% – 50%).
- Tận dụng nhiệt thừa trong quá trình nung gốm để sấy khô gốm.
- Thông gió và chiếu sáng tự nhiên được tận dụng tối đa, bề mặt tường với những bẫy hút gió, mái của công trình được phủ xanh – tăng O2 giảm CO2 .
- Tận dụng gió mát và phản chiếu ánh sáng từ mặt hồ.
Nước:
- Tận dụng gốm phế thải → trả lại bề rộng dòng chảy của sông Cầu → giảm đáng kể tình trạng lụt lội diễn ra hàng năm → giảm ô nhiễm nguồn nước.
- Nước mưa từ trên mái được thu xuống bể lọc ngầm → bể nước mưa ngầm → bơm lên bể mái → sử dụng (xí bệt) → bể lắng → bể lọc bằng gốm sành vỡ → hồ → tưới rau, cây.
- Nước mưa ở hiên, hành lang, sân trung tâm được lọc trước khi ngấm xuống đất nhằm tăng nước cho mạch nước ngầm khu vực giếng khoan. Nước giếng khoan bơm lên bể trên mái → sử dụng (chậu rửa mặt) → bể lọc ngầm → bể nước mưa ngầm.
- Nước thải chăn nuôi được xử lý bởi hầm biogas để tạo ra→ năng lượng.
Người sử dụng
- Khôi phục lại nghề gốm với công nghệ nung mới giúp tránh ô nhiễm môi trường, tạo thêm cơ hội việc làm.
- Người sử dụng / học sinh được tiếp cận / giáo dục từ chính những ứng dụng về cách ứng xử của công trình với thiên nhiên, với cộng đồng địa phương. Cách học tốt nhất là hãy làm nó! Việc tham gia vào quá trình xây dựng để tạo nên không gian đặc thù của địa phương mình là điều kiện thực hành tốt. Những giải pháp của công trình sẽ là những giáo trình giảng dạy hữu ích như: Địa chất thuỷ văn (nguồn nước), Vật lý (tán xạ ánh sáng), Khí động học (thông gió), Sinh học (quá trình quang hợp, trồng cây), nghề làm gốm, nông nghiệp, … Điều này sẽ ảnh hưởng tới định hướng hành động trong tương lai của người sử dụng – vì một môi trường sống xanh hơn.
Area | 3524 |