Tháp Hàng Đậu

Được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, sau một thời gian dài đáp ứng nhu cầu nước cho nội thành Hà Nội, Tháp nước Hàng Đậu không còn đảm nhiệm công năng ban đầu nữa. Thực tế hiện nay, đang bị cô lập và dần lãng quên.

  • Cô lập vì nơi đây là giao nhau của nhiều đường phố: Hàng Than, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Hàng Lược, Hàng Giấy và Hàng Đậu.
  • Lãng quên vì công trình khá độc đáo này lúc nào cũng đóng cửa kín mít, bên ngoài tập kết vật liệu xây dựng, xe máy để bừa bãi,….
  • Làm thế nào để Tháp nước Hàng Đậu (hôm qua) đến gần với cuộc sống hôm nay? Và, vai trò của nó đối với ngày mai?

Giải pháp:

Kết nối Tháp nước Hàng Đậu với vườn hoa Vạn Xuân thành quần thể – tôn vinh lòng kiên cường anh dũng hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến –  là sự ghi dấu chiến công anh hùng của quân dân thủ đô suốt 60 ngày đêm cầm chân giặc Pháp trong những ngày mùa đông năm 1946.

Quần thể có: Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh – “Nơi đây là chiến địa” – Đền tưởng niệm Mùa đông 1946.

Trong đó:

  • Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh đã có từ cuối năm 2004.
  • “Nơi đây là chiến địa” là pho sử sống động, khắc ghi những sự kiện diễn ra trong 60 ngày đêm khói lửa – gợi hình ảnh chiến hào anh dũng năm xưa.
  • Đền tưởng niệm Mùa đông 1946 – một không gian mà Hà Nội đang thiếu – là vai trò mới của Tháp nước Hàng Đậu trước lịch sử, gồm 2 lớp:

+Lớp ngoài là các điểm tưởng niệm cá nhân – liệt sĩ quyết tử của trung đoàn Thủ đô ( Lê Gia Đỉnh, Trần Thành, Nguyễn Phúc Lai, Dương Văn Bé,…)

+ Lớp trong là nơi tưởng niệm chung, tưởng niệm quân và dân Thủ đô trong suốt 60 ngày đêm của cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng. Phía trên, vòng ánh sáng kết nối Trời – Con người – Đất. Dưới nền, dải sỉ vụn để lắng nghe tiếng bước chân trong không gian yên tĩnh và thiêng liêng.

  • Ghi dấu, tôn vinh hôm qua vì thủ đô Hà Nội hôm nayngày mai.